Back

Làm Marketing Du lịch trong mùa dịch Covid 19

COVID 19 đúng là ác mộng cho rất nhiều doanh nghiệp, không chỉ du lịch mà còn hệ lụy tới nhiều ngành khác. Tuy nhiên, khó khăn luôn đi kèm cơ hội. Làm Marketing nói riêng hay kinh doanh nói chung cần chiến lược dài hạn. Đâu chỉ vài ba tháng ảnh hưởng là chúng ta đầu hàng ngay đâu. Ai như mấy ông tây lông lóng nga lóng ngóng. Việt Nam mình trông thế mà kiên cường lắm

Không có mô tả ảnh.

Bài viết đăng tại Group: Vietnam Tourism Sale & Marketing Group

Du lịch tầm này thì toang rồi, điểm đến đóng cửa rầm rầm, Hạ Long, Vân Đồn, Yên Tử, Cô Tô trước mắt 12/3 đến 26/3 (http://prntscr.com/res9u5), Lan Hạ thì 10/3 đến 20/3 này (http://prntscr.com/resa99), Côn Đảo, Lý Sơn, Cù Lao Chàm cũng tạm thời stop vô thời hạn, và còn nhiều địa danh khác nữa cũng chung tình trạng. Ở Hà Nội thì Văn Miếu, Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn … âm thầm đóng cửa. Còn đền Quán Thánh bên Trúc Bạch lake thì toang thôi rồi mọi người ạ. Nghe đâu Hà Nội sắp phong tỏa cả thành phố, thế thì còn làm ăn gì nữa.

Đội Marketing agency bên mình khoanh vùng tứ tung, request vẫn về nhưng game càng ngày càng khó hơn khi mấy nước giàu giàu dính đạn. 8 nước châu Âu, gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha tạm miễn thị thực luôn (http://prntscr.com/resibc)

Khách sạn trước đua nhau mở, giờ đua nhau đóng cửa.

Tháng 2 đóng 1 loạt mấy chục cái ở phố cổ, tháng 3 em Nhung tham gia quét tiếp 1 lượt nữa. Giờ đến Metropole cũng có tin bị khử trùng rồi phong tỏa sau khi có khách dương tính. Trận này quả là khó với anh chị em ngành du lịch khách sạn và sẽ còn nhiều dư âm dài hạn.

Khóc thì khóc chung rồi, đến ông ITB ở Đức tổ chức hơn 50 năm liền cũng phải dừng sát nút vì COVID 19. Câu chuyện cắt người, unpaid leave từ doanh nghiệp to đến doanh nghiệp nhỏ không chừa một ai. Anh em ngành du lịch đợt này vừa bận bịu vừa có nhiều thời gian.

Team Marketing nhà mình outsource cho các bên từ tuần này là work from home, may là vẫn chiến bình thường. Đội ơn email, đội ơn Skype, đội ơn Internet.

Dự kiến các tháng tới diễn biến vẫn tiếp tục xấu đi. Dường như châu Âu ban đầu không serious với dịch này lắm, giờ ăn đủ hành rồi. Ý phong tỏa cả nước rồi. Nước này tỉ lệ người già cao, hiếm khi thấy request khách Ý mà khách dưới 40 tuổi. Ở Mỹ, Trump còn tự tin tweet rằng dịch này chưa là gì với cúm mùa. Sắp tới mình tin cả châu Âu và Mỹ còn vui nữa. Vui trong nước mắt.

Mc Kinsey cũng phân tích kỹ các viễn cảnh rồi, các bạn vào link dưới cuối bài đọc chi tiết nhé. Phân tích kĩ phết đấy.

CÁC ĐIỀU CHỈNH CÓ THỂ LÀM

1. Điều chỉnh chi phí Marketing

Nhu cầu khách có thể giảm trong hiện tại, nhưng sớm muộn khi dịch hết, họ sẽ lại đi tiếp. Vậy nên trong hiện tại, điều chỉnh chi phí Marketing là cần thiết nếu không thấy nhiều hiệu quả. Coi như mùa thấp giảm chi phí, để mùa high ta lại tăng. Việc đập thông tin liên tục vào người không có nhu cầu có thể phản tác dụng. Rất nhiều website mình quản lý trong ngành du lịch đều có tình trạng chung là lượng tìm kiếm giảm, dẫn đến lượng người truy cập thấp đi từ 20 đến 40%. Thậm chí, phễu không những giảm khúc Consideration mà ngay cả khúc Action cũng có vấn đề, khách dù tìm kiếm thông tin nhưng đến lúc xuống tiền lại ngần ngại chốt.

Nếu vẫn muốn đẩy mạnh lượng khách hàng trực tiếp, mình nghĩ bạn cần rất khéo léo để điều chỉnh. Trong ngành du lịch thực sự không có nhiều bên có thể hiểu sâu sắc và tự tin để điều chỉnh chiến thuật. Thời bình chạy ads còn sai be bét, ảnh chọn còn không biết bức nào là xấu là đẹp nữa là mùa dịch. Vậy nên giảm chi phí là phương án tốt nhất để không lãng phí và doanh nghiệp có thể đảm bảo dòng tiền.

2. Hạn chế khuyến mãi quá sâu

Thời điểm này rất sợ các doanh nghiệp vì doanh thu mà hạ quá sâu giá bán, ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu dài hạn. Mấy ông 4 sao 5 sao mà liều hình hạ nửa giá thì trong ngành nghĩ cũng buồn thay.

Mấy hôm trước có khách Đức vào, tưởng khách sộp, khách bảo thuyền Hạ Long giảm giá hết rồi, mày có giảm giá cho tao hơn được không. Đấy còn là nước Đức đầu tầu vĩ đại đấy nhé. Cạnh tranh ảnh hưởng đến toàn thị trường. Khách hàng tự tạo tâm lý có thể deals rẻ hơn, dẫn đến việc sản phẩm đua nhau giảm giá thấp đến mức thua lỗ và không thể nào tăng giá lại được. Làm giá thì khó chứ mất giá thì nhanh lắm.

3. Cập nhật thông tin đúng và hữu ích tới khách du lịch

Phục vụ khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được sự tồn tại, không chỉ hiện tại mà trong tương lai dài hạn. Một số hành động thực tiễn có thể thực hiện:

– Thiết lập và công bố rõ ràng các chính sách của doanh nghiệp phù hợp tình huóng dịch COVID 19

– Cập nhật thông tin phòng dịch của doanh nghiệp với khách hàng. Từng hành động nhỏ như nhân viên trang bị khẩu trang, nước rửa tay, tuân thủ chính sách mùa dịch … đều có tác động tốt tới tâm lý khách hàng

– Đưa thông tin mới nhất về Việt Nam, từ chính sách Visa, nỗ lực phòng chống dịch của Nhà nước, cho đến các thành tích mà ta đã đạt được so với mặt bằng chung của thế giới. Một nước cạnh biên giới Trung Quốc nhưng số lượng người nhiễm rất nhỏ là một điểm đáng tự hào so với hàng nghìn người nhiễm của các quốc gia phát triển (chỉ xx người nhiễm, x toàn số bé bé rất nhỏ)

– Ngay cả khi các hành động này không giúp tăng lượng khách hàng hiện tại, chúng ta vẫn có thể tăng tự tin tưởng, thiện chí và vị thế trong tâm trí khách hàng khi mùa dịch qua đi.

4. Đưa ra các phương án tốt nhất cho khách ngắn hạn

Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hứng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Trên thế giới đã có rất nhiều bên có những phương án phù hợp để thích ứng với hoàn cảnh. Booking.com đưa ra chính sách an toàn cho khách du lịch, thông qua các quy định hoãn hủy mới cho khách đi vào khu vực nhiễm virus Corona. Best Western Hotels & Resorts (BWHR) lại rộng rãi cho khách kéo dài thời hạn member trung thành để giữ chân khách hàng. Wyndham Hotels & Resorts bỏ chi phí thay đổi và hoãn hủy cho khách hàng. “Sự an toàn của khách hàng, nhân viên và đối tác là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”. Vừa giữ chân khách, vừa tạo hình ảnh cao thượng rộng rãi, quá hay.

Thông tin tham khảo anh chị em kéo xuống dưới cùng xem chi tiết.

5. Chương trình kích cầu cho khách du lịch trong dài hạn

Tại thời điểm này, mình để ý Vietnam Airlines và rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã có động thái để tăng doanh thu trong dài hạn. Vào 29/2 vừa rồi, Vietnam Airline đã đưa ra chương trình bay đồng giá cho các chặng bay trong nước và quốc tế khi khách bay trong 2020. Đây là động thái hay để tăng dòng tiền ngắn hạn cho doanh nghiệp, đánh trúng tâm lý của nhiều khách hàng liều lĩnh hơn với tâm lý mấy tháng nữa hết dịch rồi, đặt sớm thế này là rẻ. Tháng 2 mình cũng có tâm lý như vậy và đến tháng 3 này dự kiến mất mấy cặp vé khứ hồi liền do dịch bùng phát đợt 2, khá buồn. Có điều nếu vé vẫn tiếp tục rẻ, mình sẽ đặt tiếp vé bay cho Q3 Q4 năm nay. Được cái VNA trong chục ngày mà khuyến mãi tưng bừng, đếm cũng nhiều nhiều khuyến mãi quá rồi nhé.

6. Tập trung vào set up các kênh truyền thông dài hạn

Dù dòng tiền ngắn hạn bị ảnh hưởng, còn rất nhiều kênh và chiến lược marketing chuẩn bị không bao giờ thừa. Bạn có muốn tập trung vào kênh vua của ngành du lịch là SEO thì đó là câu chuyện nhiều năm, một mùa dịch mất vài tháng cũng chẳng thấp tháp gì, thậm chí chi phí nhân sự còn rẻ hơn khi tình cảnh thất nghiệp lan tràn. Marketing có các kênh Paid, Earn, Own. Đây là thời điểm tập trung mạnh vào các kênh Own, cần thời gian để xây dựng (Website, Blog, Email Marketing, các kênh Social Media, Referral sources, marketing materials …). Sau mùa dịch cơ hội lại đến, vận nước lại lên, đạn dược lại sẵn sàng, chẳng có gì phải sợ. Sợ nhất là cần tìm cách tồn tại đến lúc đó.

COVID 19 đúng là ác mộng cho rất nhiều doanh nghiệp, không chỉ du lịch mà còn hệ lụy tới nhiều ngành khác. Tuy nhiên, khó khăn luôn đi kèm cơ hội. Làm Marketing nói riêng hay kinh doanh nói chung cần chiến lược dài hạn. Đâu chỉ vài ba tháng ảnh hưởng là chúng ta đầu hàng ngay đâu. Ai như mấy ông tây lông lóng nga lóng ngóng. Việt Nam mình trông thế mà kiên cường lắm nha.

P/s: Bài này trích dẫn các nguồn tin đáng tin và hình ảnh công văn đầy đủ để anh chị em thấy mình nói có sách mách có chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!